Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam: Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc thiết lập và đẩy mạnh cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia

|

Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam: Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc thiết lập và đẩy mạnh cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia

Ông Matt Jackson - Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam

Gần 50 năm hợp tác Quỹ dâ;n số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tự hào được đồng hành với Tổng cục Thống kê (TCTK) trong công tác thống kê ở Việt Nam. Với phương châ;m “dữ liệu tốt hơn, cuộc sống tươi đẹp hơn”, UNFPA đã hỗ trợ các quốc gia thành viên bao gồm cả Việt Nam trong việc đảm bảo chất lượng các cuộc tổng điều tra và các điều tra về dâ;n số đạt theo chuẩn quốc tế. Ngày 1/4/2024, TCTK tiến hành Điều tra Dâ;n số và Nhà ở giữa kỳ 2024. Nhâ;n dịp này, Tạp chí Con số và Sự kiện đã có trao đổi với ông Matt Jackson - Trưởng đại diện UNFPA về mối quan hệ hợp tác giữa UNFPA và TCTK trong công tác thống kê và những đóng góp ý kiến của Ông về cuộc điều tra.

Phóng viên: Trong suốt gần 50 năm qua, UNFPA luôn đồng hành cùng Tổng cục Thống kê và ngành Thống kê Việt Nam. Nhâ;n dịp Tổng cục thống kê tiến hành cuộc điều tra Dâ;n số và Nhà ở giữa kỳ năm 2024, xin Ông điểm lại các hợp tác và hỗ trợ của UNFPA cũng như các khuyến nghị, nếu có, cho công tác thống kê ở Việt Nam? 

Ông Matt Jackson: UNFPA rất vui mừng và tự hào được đồng hành với Tổng cục Thống kê suốt gần 50 năm qua trong công tác thống kê ở Việt Nam. Trong đó phải kể đến 5 cuộc Tổng điều tra về Dâ;n số và Nhà ở, được thực hiện 10 năm 1 lần từ năm 1979 đến năm 2019 cũng như các cuộc điều tra Dâ;n số và Nhà ở giữa kỳ với sự hỗ trợ tích cực của UNFPA. Với phương châ;m “dữ liệu tốt hơn, cuộc sống tươi đẹp hơn”, UNFPA đã hỗ trợ các quốc gia thành viên, bao gồm cả Việt Nam trong việc đảm bảo chất lượng các cuộc tổng điều tra và các điều tra về dâ;n số đạt theo chuẩn quốc tế, thông qua hỗ trợ kỹ thuật và nâ;ng cao năng lực cho các cơ quan thống kê quốc gia về thu thập, phâ;n tích và sử dụng kết quả cho xâ;y dựng phát triển kinh tế xã hội.

Trong chương trình hợp tác với Chính phủ Việt Nam lần thứ 10 giai đoạn 2022 – 2026, UNFPA vẫn đang tiếp tục hỗ trợ Tổng cục Thống kê thông qua một dự án 5 năm “Hỗ trợ Việt Nam xâ;y dựng và sử dụng dữ liệu về dâ;n số và phát triển có chất lượng phục vụ xâ;y dựng và giám sát các chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời theo dõi tiến độ đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững”.  Dự án này nhằm hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông mới trong thu thập, phâ;n tích và phổ biến dữ liệu cũng như xâ;y dựng các chính sách, chiến lược và chương trình dựa trên bằng chứng nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội gia đoạn 2021-2025 và Chương trình Nghị sự Quốc gia 2030 về Phát triển Bền vững. Đâ;y là những văn bản kế hoạch mang tính chiến lược đòi hỏi phải có hệ thống dữ liệu thống kê chất lượng để phục vụ cho việc theo dõi, giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

Trong những năm gần đâ;y, mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc thu thập và sử dung thông tin, dữ liệu làm sơ sở để ban hành các kế hoạch, chính sách, Việt Nam vẫn cần tiếp tục cải thiện số liệu thống kê được thu thập kịp thời và bóc tách theo các nhóm dâ;n số khác nhau, đặc biệt là theo các nhóm dâ;n tộc thiểu số, độ tuổi và điều kiện kinh tế xã hội nhằm cung cấp bằng chứng cho các nhà hoạch định chính sách trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến bất bình đẳng. Bên cạnh đó, việc sử dụng các dữ liệu thống kê hành chính, ví dụ như đăng ký, thống kê hộ tịch và dữ liệu lớn hay những phâ;n tích sâ;u về các vấn đề dâ;n số trên cơ sở các nguồn dữ liệu khác nhau sẽ giúp hiểu sâ;u hơn những nhâ;n tố ảnh hưởng và có tính chất quyết định đến các biến động dâ;n số. Việc chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương và các bên có liên quan vẫn còn hạn chế do thiếu các quy định cụ thể cũng như thói quen về chia sẻ và trao đổi dữ liệu.

Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc thiết lập và đẩy mạnh cơ sở dữ liệu dâ;n cư quốc gia. Ví dụ, Việt Nam đã xâ;y dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dâ;n cư do Bộ Công an quản lý. Bên cạnh đó chúng ta cũng có các cơ sở dữ liệu ở nhiều Bộ, ngành (chẳng hạn như cơ sở dữ liệu đăng ký, thống kê hộ tịch do Bộ Tư pháp quản lý, v.v.) và các nguồn dữ liệu hành chính khác. Tuy nhiên, chúng tôi hiểu rằng các cơ sở dữ liệu đó vẫn cần thời gian để hoàn thiện và nhi??u ch??? số cấp quốc gia cho các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam vẫn phải lấy từ nguồn của các cuộc điều tra. Điều này có nghĩa là trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam vẫn phải đồng thời hoàn thiện hạ tầng cơ sở dữ liệu và tiếp tục tiến hành một số cuộc điều tra nhằm lấp đầy các khoảng trống về số liệu cũng như cung cấp thông tin kịp thời cho việc ban hành các quyết định, chính sách quan trọng của quốc gia.

Cuộc điều tra Dâ;n số và Nhà ở giữa kỳ 2024 cũng như các cuộc điều tra khác sẽ tạo cơ hội để chúng ta xem xét việc áp dụng chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo trong công nghệ dữ liệu và các nền tảng truyền thông khác nhau, góp phần đẩy nhanh hơn nữa quá trình tạo dữ liệu, giảm thiểu sai sót chủ quan và điều quan trọng không kém là tiết kiệm chi phí. Với việc áp dụng công nghệ thông tin và dựa trên Luật định, Việt Nam sẽ có một hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia tập trung, thống nhất, kết nối tất cả các hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê đang có, đặc biệt là các hệ dữ liệu từ nguồn dữ liệu hành chính, đủ năng lực trong việc cập nhật nhanh các nhu cầu về thông tin. Tôi lấy một ví dụ gần đâ;y nhất, với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNFPA, cuối năm 2023, Tổng cục Thống kê đã sử dụng các số liệu cơ bản có sẵn để thực hiện Phâ;n tích tổng quan Tài khoản Chuyển nhượng Quốc gia (NTA). Đâ;y là phương pháp phâ;n tích toàn diện, hệ thống đo lường các dòng chảy kinh tế cho các nhóm dâ;n số ở độ tuổi khác nhau. Kết quả NTA rất có giá trị, đặc biệt đưa ra bức tranh về thực trạng nguồn nhâ;n lực và mức độ đầu tư của Chính phủ, từ đó sẽ giúp hoạch định chính sách vĩ mô. Đâ;y sẽ là nguồn số liệu tham khảo đáng tin cậy đối với quốc tế khi nói về những thay đổi về nhâ;n khẩu học và bối cảnh kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. 

Bất kể một Kế hoạch hay một Chiến lược phát triển nào cũng cần đến dữ liệu về dâ;n số. Các quốc gia phát triển luôn có những hệ thống dữ liệu rất tốt, thường xuyên được cập nhật, có thể nói là hàng ngày. Tại đâ;y, các cơ sở dữ liệu thường được liên thông và dùng chung. Mọi người dâ;n, doanh nghiệp, cơ quan Chính phủ, Quốc hội đều có thể tiếp cận và truy cập được. Minh bạch thông tin, dữ liệu là góp phần hỗ trợ các cơ quan, tổ chức ra quyết định chiến lược, nâ;ng cao năng lực quản lý, cải thiện chất lượng dịch vụ, trên cơ sở đó phát huy mọi nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Phóng viên: Xin Ông cho ý kiến về cuộc Điều tra dâ;n số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 do Tổng cục Thống kê tiến hành, sẽ bắt đầu vào ngày 01/4/2024? Xin cho biết UNFPA có những hỗ trợ như thế nào?

Ông Matt Jackson: Việt Nam là nước có dâ;n số đứng hàng thứ 15 trên thế giới (đạt trên 100 triệu dâ;n). Việc tiến hành một cuộc điều tra hộ gia đình (với hàng chục triệu hộ gia đình tham gia) thành công, minh chứng cho năng lực kỹ thuật và năng lực tổ chức điều tra rất cao của hệ thống thống kê từ trung ương đến địa phương.

Cuộc điều tra lần này đã được chuẩn bị từ năm 2023. Chúng tôi cũng đã được mời tham gia thử nghiệm phương án điều tra, lập sơ đồ bảng kê, thử nghiệm bảng hỏi, hội nghị tập huấn quốc gia cho điều tra viên và cán bộ giám sát. Điều tra sẽ áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với việc dùng phiếu điều tra điện tử được thiết kế trên thiết bị di động thông minh (CAPI) - đã được sử dụng từ cuộc Tổng điều tra Dâ;n số và Nhà ở năm 2019. Chúng tôi hy vọng các kết quả điều tra sẽ được công bố sớm vào cuối năm nay.

Cuộc Điều tra dâ;n số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 có tầm quan trọng đặc biệt đối với quá trình tăng trưởng và phát triển của Việt Nam hiện nay. Chúng ta đang rất cần có hệ thống dữ liệu thống kê chất lượng để phục vụ cho việc theo dõi, giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra cũng như Các mục tiêu Phát triển Bền vững nhằm đảm bảo không để ai bị bỏ lại phải sau. Đặc biệt, điều tra này sẽ giúp cập nhật ít nhất 20 chỉ số Phát triển Bền vững, bao gồm lịch sử sinh sản của phụ nữ, tử vong, di cư, mất câ;n bằng giới tính khi sinh, khuyết tật, hôn nhâ;n/tảo hôn, trình độ học vấn, lực lượng lao động và nhà ở. Các thông tin này chưa có trong hệ thống cơ sở dữ liệu dâ;n số hiện tại hoặc các nguồn dữ liệu hành chính khác. Dữ liệu thu thập được từ điều tra cũng sẽ giúp để xác minh lại một số chỉ số dự báo dâ;n số quốc gia đến năm 2069, bao gồm cả vấn đề già hóa dâ;n số.

Chúng tôi hy vọng rằng sau khi hoàn thành cuộc Điều tra Dâ;n số và Nhà ở giữa kỳ năm 2024, Tổng cục Thống kê sẽ đúc kết các bài học kinh nghiệm từ quá trình chuẩn bị điều tra, xác định các cơ hội để tối ưu hóa việc sử dụng dữ liệu và tìm cách áp dụng công nghệ thông tin để đẩy nhanh hơn nữa quá trình tạo dữ liệu cũng như sử dụng số liệu giữa các bên liên quan. Với kinh nghiệm tổ chức các cuộc điều tra quy mô lớn, tôi tin rằng Điều tra Dâ;n số và Nhà ở giữa kỳ năm 2024 sẽ được tiến hành thuận lợi tốt đẹp, đảm bảo tính bảo mật nghiêm ngặt đối với mọi thông tin thu thập được.

Nhâ;n dịp này, tôi xin một lần nữa khẳng định: UNFPA tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam, cùng Tổng cục Thống kê để có những dữ liệu tốt và được sử dụng nhanh nhất, nhiều nhất cho việc hoạch định chính sách. UNFPA cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, đặc biệt nâ;ng cao năng lực cho các chuyên gia thống kê thông qua thúc đẩy trao đổi và học hỏi kinh nghiệm với các chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này.

Phóng viên: Xin trâ;n trọng cảm ơn Ông!

 


Trang web cá cược Blackjack Việt Nam