Mới mẻ, sôi động, đong đầy cảm xúc là những ấn tượng đọng lại sau các tiết mục văn nghệ của 32 đơn vị trong Liên hoan Văn nghệ truyền thống Công đoàn, chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2019 do Công đoàn Trường ĐHBK Hà Nội tổ chức ngày 15/11/2019.
PGS.TS Hoàng Minh Sơn – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cùng các đồng chí Chủ tịch Công đoàn Trường ĐH Xây dựng, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, các đồng chí trong BCH Công đoàn Trường dự Lễ khai mạc Liên hoan. Đây là nguồn động viên tinh thần to lớn cho các đội thi.
Ban Giám khảo của Liên hoan năm nay là các nghệ sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng trong nền nghệ thuật nước nhà: NSND Phan Muôn – Nguyên Trưởng đoàn Ca nhạc Đài tiếng nói Việt Nam; TS Phạm Văn Giáp – Giảng viên Thanh nhạc Trường ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội; NSƯT Quốc Toản – nguyên Phó Giám đốc Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long.
Hội diễn có sự góp mặt của 22 chương trình với 58 tiết mục. Với mong muốn mang đến Liên hoan những tiết mục tốt nhất, như món quà chúc mừng Ngày của nghề 20/11, mỗi một khúc ca, mỗi một điệu múa của các đội thi đều mang những thông điệp ý nghĩa. Nhiều tiết mục ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước. Đặc biệt là những tiết mục nói lên sự tự hào, niềm tin yêu về nơi làm việc, về những sinh viên, đồng nghiệp và tình cảm trân trọng, gắn bó với ngôi nhà chung Trường ĐHBK Hà Nội.
Vui mừng sau khi hoàn thành tiết mục dự thi, thí sinh đặc biệt người Đức Franziska Nicolaisen, tên Việt Nam là Thùy Dương – thành viên đơn vị Trung tâm Ngôn ngữ và Hỗ trợ trao đổi học thuật chia sẻ bằng tiếng Việt: “Tôi làm thực tập sinh dự án hỗ trợ bảo vệ môi trường tại Trung tâm Việt Đức – Trường ĐHBK Hà Nội được 2 tháng. Dự liên hoan lần này là kỷ niệm khó quên của tôi trong thời gian gắn bó với Bách khoa. Khi hát tiếng Việt, rất nhiều từ không hiểu tôi được các đồng nghiệp giảng giải kỹ lưỡng. Tôi nhớ những nụ cười vui khi tập luyện văn nghệ cùng nhau. Buổi tối dạo bước trong sân trường mà góc này, góc kia vang lên tiếng ca, điệu nhạc, thấy mình như thuộc về ngôi trường này!”
Cùng trong đội thi với Thùy Dương, TS Diepiriye S. Kuku (người Mỹ) – tỏ ra rất sảng khoái sau bài thi hát Trống cơm. Anh cho biết nhờ tập luyện văn nghệ, anh biết thêm nhiều từ tiếng Việt, đây là khoảng thời gian học tiếng Việt nhanh nhất của anh. Đội thi không đặt nặng vấn đề thành thích mà nhiệt tình tham gia phong trào, có cơ hội gần gũi hơn với các đồng nghiệp. “Việc tập hát, tập múa cũng rất tốt cho công việc giảng dạy ngôn ngữ của tôi” - Mr Kuku cho biết.
Một thành viên của đội thi “liên quân” Khoa Lý luận Chính trị, Khoa Giáo dục Quốc phòng, Viện Sư phạm Kỹ thuật thi xong lại bồi hồi nhớ những ngày tập luyện nhiều niềm vui. Chị kể có hôm mưa to nhưng mọi người vẫn nhiệt tình tập trung để tập hát. Đến nơi ai cũng bất ngờ vì đội thi lại đủ người như thế. Cùng nhau ca hát lại thấy yêu tập thể mình gắn bó, yêu ngôi trường mình làm việc.
Theo TS Bùi Đức Hùng – Chủ tịch Công đoàn Trường, Liên hoan văn nghệ truyền thống Công đoàn Trường ĐHBK Hà Nội được tổ chức định kỳ hai năm một lần nhằm tăng cường tình đoàn kết, gắn bó trong toàn Trường ĐH Nhà cái uy tín io . Thông qua lời ca tiếng hát tạo khí thế sôi nổi hào hứng, sự đoàn kết gắn bó trong Đoàn viên Công đoàn, giúp các Đoàn viên Công đoàn hăng say hứng khởi hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao, đưa Trường ĐHBK Hà Nội tiếp tục đạt được nhiều thành tựu mới, xứng đáng với truyền thống và danh hiệu tự hào Nhà cái uy tín io đã được bao thế hệ thầy – trò vun đắp.
Kết quả chung cuộc Viện Kỹ thuật Hoá học giành giải Nhất toàn đoàn khối khoa viện, liên quân Phòng Cơ sở Vật chất - Phòng phát triển dự án đầu tư giành giải Nhất toàn đoàn khối phòng ban (không có sinh viên)
LIÊN HOAN VĂN NGHỆ ĐONG ĐẦY CẢM XÚC
* Chị Ngọc Yến – Viện Toán ứng dụng và Tin học: Do giờ làm việc của mọi người lệch nhau nên thời gian đầu, mỗi buổi tập chỉ được một số người. Dần dà, mọi người đều cố sắp xếp thời gian để tập hợp đông đủ. Không khí trong Viện rất vui, các thành viên gắn bó, thân tình. Điều khiến tôi cảm động nhất chính là các thầy cô đã về hưu, có người đã hơn 70 tuổi nhưng vẫn rất nhiệt tình tham gia hát cùng thế hệ con cháu. Bên nhau tập luyện, bên nhau đi thi, thành quả lớn nhất với chúng tôi chính là niềm vui và những nụ cười!
* Chị Hương Trà – Thư viện Tạ Quang Bửu: Do kinh phí không có nhiều, chúng tôi đã cắt bìa các tông để làm nón, làm hoa, làm đạo cụ biểu diễn. Khi đi ghép nhạc, nhiều đồng nghiệp khen chúng tôi khéo tay, sáng tạo khiến mọi người rất vui và tự hào. Tập luyện một thời gian với nhau, chúng tôi lại khám phá ra nhiều điều thú vị về bạn bè, đồng nghiệp xung quanh mình. Có những người trước nay cứ tưởng là khô cứng hóa ra không phải - có rất nhiều tiềm năng trong đơn vị chưa được khai thác hết. Sau buổi diễn, chúng tôi đã quyết định thành lập một nhóm luyện tập văn nghệ hàng tháng để khi nào có dịp biểu diễn là chúng tôi “hết mình” luôn!
* Anh Nguyễn Đức Trung Kiên – Phó Giám đốc phụ trách Viện Tiên tiến Khoa học và Công nghệ: Đội chúng tôi có 20 thành viên chính của Viện và sự hỗ trợ nhiệt tình của các học viên cao học, NCS. Khi tham gia hoạt động này, chúng tôi đều hòa đồng, nghe theo sự chỉ đạo của người có năng khiếu về văn nghệ. Qua quá trình tập luyện và biểu diễn, mọi người hiểu nhau hơn, chúng tôi coi các học viên cao học, NCS như những đồng nghiệp trẻ tuổi, khích lệ, động viên để cùng nhau tiến bộ. Thường sau buổi tập luyện, mọi người ăn trưa cùng nhau. Những bữa cơm đầm ấm ấy đã gắn kết tình thầy trò, đoàn kết trong đơn vị.
* Anh Nguyễn Quốc Đạt – Phòng Đào tạo ĐH, đại diện “liên quân” 3 Phòng: Phòng Đào tạo ĐH, phòng Hợp tác Đối ngoại, phòng Tuyển sinh. Chúng tôi đã dành thời gian nghỉ trưa để tập văn nghệ. Khi lên sân khấu mọi người lúc đầu có phần căng thẳng. Nhưng sau đó lại hào hứng, thể hiện hết sức mình. Giờ thi hát xong, chúng tôi hiểu nhau hơn, khi làm việc ăn khớp, thoải mái hơn, công việc hứa hẹn trôi chảy, hiệu quả.
Mỹ Linh - Ảnh CCPR
Tác giả: Phạm Thanh Huyền
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn