nhà cái tốt nhất,Nền tảng cá cược tốt nhất

Hội nghị khoa học quốc tế về Máy Thủy khí và Hệ thống tự động hóa lần thứ nhất

Thứ sáu - 26/10/2018 21:56

Ngày 27-28/10, tại Trường ĐHBK Hà Nội, Hội nghị khoa học quốc tế về Máy Thủy khí và Hệ thống tự động hóa lần thứ nhất đã diễn ra với nhiều nội dung quan trọng.

Tham dự Hội nghị có GS. Viện sĩ. TSKH Đặng Vũ Minh - Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam; PGS Hoàng Minh Sơn – Hiệu trưởng; PGS Đặng Xuân Thi – Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật máy Thủy khí Việt Nam; GS Nguyễn Thế Mịch – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật máy Thủy khí Việt Nam; cùng các nhà khoa học trong nước và các nhà khoa học đang nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học uy tín của Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức, Hàn Quốc, Canada, Đài Loan, Trung Quốc, Nga thuộc lĩnh vực máy thủy khí, động lực và tự động hóa.

Đông đảo các nhà khoa học tham dự Hội nghị

Được tổ chức bởi Hội Khoa học Kỹ thuật máy Thủy khí Việt Nam và Trường ĐHBK Hà Nội với mục đích tạo diễn đàn cho các nhà khoa học giới thiệu, báo cáo, thảo luận và trao đổi những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực Máy và Tự động hóa thủy khí, Hội ICFMAS 2018 đồng thời là nơi gặp gỡ các doanh nghiệp để trao đổi chuyên môn, kinh nghiệm, thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển các sản phẩm công nghiệp trong cùng lĩnh vực. Hội nghị ICFMAS2018 đã thu hút sự tham gia của gần 100 nhà khoa học với hơn 118 cáo cáo khoa học.

Phát biểu khai mạc, GS.TS Nguyễn Thế Mịch - Trưởng ban tổ chức Hội nghị cho biết: "Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về Máy thủy khí và hệ thống tự động năm 2018 diễn ra trong ngày 27 và 28 tháng 10 năm 2018 là cơ hội để các nhà khoa học đang hoạt động trong lĩnh vực Máy và Tự động hóa thủy khí gặp gỡ, trao đổi kết quả nghiên cứu đồng thời cùng nhau xây dựng những mối quan hệ hợp tác trong nghiên cứu".

PGS Hoàng Minh Sơn phát biểu chào mừng Hội nghị

Phát biểu chào mừng Hội nghị, PGS Hoàng Minh Sơn đánh giá cao những nỗ lực của ban tổ chức để Hội nghị có thể diễn ra, đồng thời nhấn mạnh: “Hội nghị là cơ hội cho các nhà khoa học chia sẻ những nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực Máy và Tự động hóa thủy khí từ đó có thể nắm bắt được những giải pháp, đề tài nghiên cứu quan trọng trong lĩnh vực. Trường ĐHBK Hà Nội rất vinh dự đồng hành cùng các nhà khoa học trong các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ”. 

GS. Viện sĩ. TSKH Đặng Vũ Minh phát biểu chúc mừng Hội nghị

GS Đặng Vũ Minh vui mừng cho biết trong những năm gần đây, lĩnh vực Máy và Tự động hóa thủy khí đã có những bước phát triển đầy mạnh mẽ, các nhà khoa học Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu quan trọng góp phần vào quá trình phát triển của lĩnh vực máy thủy khí, động lực và tự động hóa. “Tôi hi vọng qua Hội nghị lần này, các bạn đồng nghiệp trong nước đang theo đuổi lĩnh vực nghiên cứu thuộc cùng lĩnh vực sẽ có những phát hiện, học hỏi, trao đổi và cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất đến từ các báo cáo quan trọng từ bạn bè từ các quốc gia phát triển”. 

Nhà khoa học trình bày báo cáo tại Hội nghị

Tại Hội nghị, các nhà khoa học đã chia sẻ, báo cáo, giới thiệu các nghiên cứu mói nhất liên quan đến máy và các thiết bị thủy khí trong các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, quốc phòng, phòng chống thiên tai, môi trường, quản lý, khai thác và quản lý nguồn nước… Tại các phân ban, các nhà khoa học đã tập trung ở các nội dung: Nghiên cứu về máy cánh dẫn (bơm, tuabin và quạt), cơ khí động lực trong lĩnh vực hàng không và năng lượng tái tạo; Điều khiển thủy lực, khí nén; Tính toán dòng chảy và mô phỏng (CFD, các phương pháp lý thuyết, các hệ thống dòng chảy Micro/Nano và Fluidics) các dòng chảy Cavitation và phương pháp Multiphase và Ứng dụng công nghiệp của các hệ thống thủy khí (công nghệ tiên tiến trong sản xuất, vận chuyển tàu, day chuyền tự động, xe nâng cao, van và hệ thống ống, luồng máy bat phản lực…). Kết thúc Hội nghị là trao đổi bàn tròn với các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Máy và Thiết bị thủy khí. 

Sáng Nguyễn 
Ảnh: Kim Chi

Tác giả: Nguyễn Kim Chi

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây