nhà cái tốt nhất,Nền tảng cá cược tốt nhất

Trường ĐHBK Hà Nội hợp tác cùng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam trong lĩnh vực định vị vệ tinh

Thứ sáu - 06/07/2018 17:56

Chiều 6/7, Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Công nghệ định vị sử dụng vệ tinh giữa Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam (Cục ĐĐ, BĐ & TTĐL Việt Nam) và Trường ĐHBK Hà Nội đã diễn ra trong không khí trang trọng, cởi mở.

Tham dự buổi Lễ có TS Phan Đức Hiếu – Cục trưởng Cục ĐĐ, BĐ & TTĐL Việt Nam; Ông Phan Ngọc Mai -  Phó Cục trưởng; PGS.TS Hoàng Minh Sơn – Hiệu trưởng Trường ĐHBK Hà Nội; GS Đinh Văn Phong – Phó Hiệu trưởng; GS Huỳnh Trung Hải – Trường Phòng Khoa học Công nghệ; PGS Tạ Hải Tùng – Giám đốc Trung tâm NAVIS cùng các cán bộ, nhà khoa học đến từ Cục Đo đạc, Cục ĐĐ, BĐ & TTĐL Việt Nam và Trường ĐHBK Hà Nội.

TS Phan Đức Hiếu cho biết “Cục ĐĐ, BĐ & TTĐL Việt Nam là một trong những đơn vị áp dụng mạnh mẽ nhất công nghệ này trong công tác đo đạc bản đồ và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như: xây dựng Hệ quy chiếu quốc gia, xây dựng mạng lưới tọa độ quốc gia phủ trùm, đo đạc bản đồ địa hình, địa chính. TS Phan Đức Hiếu mong muốn sự hợp tác giữa hai đơn vị lần này sẽ mang lại những giá trị mới trong công tác xây dựng mạng lưới trạm định vị vệ tinh toàn cầu  trên lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó, ông có niềm tin mạnh mẽ rằng với đội ngũ các nhà khoa học tài năng và nhiệt huyết của Trường ĐHBK Hà Nội sẽ có thể nghiên cứu và chế tạo thành công những thiết bị định vị “made in Việt Nam”.


Tại Lễ ký kết, PGS.TS Hoàng Minh Sơn đánh giá cao sáng kiến hợp tác đầy chủ động giữa Trung tâm NAVIS của Trường ĐHBK Hà Nội và Cục ĐĐ, BĐ & TTĐL Việt Nam. PGS Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh: “Cùng với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho xã hội, Trường ĐHBK Hà Nội luôn quan tâm thực hiện nhiệm vụ chuyển giao trí thức, biến những kết quả nghiên cứu thành sản phẩm để ứng dụng hiệu quả, phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Lễ ký kết ngày hôm nay đã mở ra mối quan hệ hợp tác đầy triển vọng giữa hai đơn vị trong thời gian tới”.

PGS Hoàng Minh Sơn phát biểu tại lễ ký kết

PGS Tạ Hải Tùng cho biết thêm: “Việc hợp tác giữa hai bên đã được khởi động từ năm 2013, bắt đầu với các trao đổi chuyên môn về lĩnh vực GNSS nói chung, và ứng dụng công nghệ này trong công tác đo đạc và thiết lập bản đồ nói riêng. Trung tâm NAVIS đã phối hợp và hỗ trợ Cục trong việc tổ chức, và tham gia các hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế liên quan đến lĩnh vực GNSS. Từ năm 2016, sau khi Cục ĐĐ, BĐ & TTĐL được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao dự án: “Xây dựng mạng lưới trạm định vị vệ tinh toàn cầu  trên lãnh thổ Việt Nam (Mạng CORS) với mục đích cung cấp dữ liệu cải chính, giúp nâng cao độ chính xác định vị trên lãnh thổ Việt Nam. Sự ra đời của Mạng CORS là một bước quan trọng trong việc hiện đại hóa hạ tầng định vị GPS/GNSS tại Việt Nam, phục vụ các lĩnh vực như: đo đạc, thiết lập bản đồ, nông nghiệp thông minh, dẫn đường thiết bị tự hành (máy bay, ô-tô không người lái)... Tuy nhiên, hiện tại, các thiết bị đầu cuối nhập ngoại với giá thành đắt đỏ sẽ hạn chế người dùng tiếp cận với công nghệ này. Ngoài ra, Cục ĐĐ, BĐ & TTĐL Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đào tạo, triển khai và quảng bá công nghệ tới người dùng, đặc biệt là những người dùng ngoài lĩnh vực đo đạc/bản đồ.

Các khó khăn đó lại chính là thế mạnh của NAVIS. Trong 6 năm qua, NAVIS đã phát triển thành công nhiều hệ thống thiết bị (cả phần cứng, phần mềm) bước đầu đạt được một số thành tựu tích cực trong chuyển giao công nghệ, và việc hợp tác với Cục ĐĐ, BĐ & TTĐL Việt Nam là một bước quan trọng.  

Để triển khai Dự án, Trung tâm NAVIS đã phối hợp với Cục trong công tác tư vấn, thẩm định hồ sơ kỹ thuật của Dự án, cán bộ kỹ thuật của hai bên đã có những sự phối hợp nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm, tổ chức các sự kiện, khóa đào tạo ngắn hạn về công nghệ này và bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan, mang tính thực tiễn cao.

Tóm tắt nội dung của Thỏa thuận hợp tác, ông Phan Ngọc Mai cho biết, hợp tác nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ định vị sử dụng vệ tinh nhằm phát huy tiềm năng và tăng cường năng lực khoa học công nghệ của hai bên; tạo sự gắn kết trong nghiên cứu khoa học, làm chủ công nghệ và triển khai ứng dụng vì mục tiêu phát triển của cả hai Bên. Đồng thời, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển năng lực cán bộ của hai Bên trong lĩnh vực GNSS, góp phần thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này tại Việt Nam; phối hợp trong công tác quảng bá, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GNSS nói chung; chú trọng khai thác hiệu quả Mạng lưới trạm định vị vệ tinh toàn cầu (CORS) trên lãnh thổ Việt Nam do Cục quản lý.

Trọng tâm của việc hợp tác nghiên cứu là các công nghệ thuộc lĩnh vực định vị và dẫn đường vệ tinh toàn cầu (GNSS) nói chung, các công nghệ định vị vệ tinh liên quan đến đo đạc và thành lập bản đồ, gồm: Thiết kế, vận hành, bảo trì, và nâng cấp hạ tầng mạng CORS; Nghiên cứu, phát triển công nghệ cung cấp thông tin cải chính tiên tiến (mặt đất - GBAS, và trên vệ tinh - SBAS); Nghiên cứu, phát triển các công nghệ định vị chính xác (RTK, PPP…). Trong đó đặc biệt chú trọng đến chế tạo thiết bị đáp ứng nhu cầu trong nước; Nghiên cứu triển khai ứng dụng dữ liệu CORS trong các lĩnh vực thiết yếu liên quan, như: giám sát/dự báo khí tượng, thời tiết; giám sát môi trường…; Nghiên cứu xây dựng các quy trình công nghệ phục vụ kiểm định chứng nhận chất lượng thiết bị định vị GNSS. Thỏa thuận được ký kết sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm và có thể sẽ được ký kết gia hạn khi thời gian kết thúc.

Sau Lễ ký kết, các đại biểu tham dự buổi Lễ đã đi thăm Trung tâm xử lý dữ liệu GNSS của Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam.

Tin - Ảnh: Sáng Nguyễn

Tác giả: Nguyễn Kim Chi

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây