nhà cái tốt nhất,Nền tảng cá cược tốt nhất

Nâng cao độ tin cậy, và an toàn - an ninh thông tin trong định vị tại Việt Nam

Thứ tư - 29/11/2017 13:32

Trong khuôn khổ Hiệp định Hợp tác Khoa học và Công nghệ giữa Việt Nam và Cộng hòa Ý, sáng nay (30/11/2017), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ định vị sử dụng vệ tinh (NAVIS), Trường ĐHBK Hà Nội phối hợp với Viện Nghiên cứu Cao cấp Mario Boella (ISMB, Cộng hòa Ý) tổ chức Hội thảo “Các vấn đề về độ tin cậy và an toàn - an ninh thông tin trong định vị sử dụng vệ tinh: Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam và trên Thế giới” tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham dự của hơn 60 nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài nước.

Hiện nay, công nghệ vệ tinh định vị toàn cầu (GNSS) đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của xã hội hiện đại: từ giao thông vận tải đến các dịch vụ logistic; từ đo đạc, xây dựng bản đồ đến quản lý thiên tai; từ giám sát tài nguyên thiên nhiên đến các dịch vụ hướng vị trí, ứng dụng trong du lịch; từ các dịch vụ dân dụng đến các ứng dụng dành riêng cho an ninh – quốc phòng. Có thể nói rằng, GNSS là một trong những công nghệ đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển bền vững trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Đặc biệt, theo thống kê tại một trạm giám sát đặt tại Trung tâm NAVIS, trung bình mỗi ngày có hơn 100 sự kiện gây nhiễu có chủ đích lên tín hiệu định vị GPS, điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các hệ thống định vị và viễn thông. Trong số đó, nhiều hệ thống có vai trò thiết yếu trong đảm bảo an toàn sinh mạng như: hàng không, hàng hải, đường sắt…, cũng như đảm bảo an ninh – quốc phòng. Ngoài ra, hiện nay trên thế giới đã xuất hiện các nguy cơ về giả mạo tín hiệu, theo đó, các hệ thống định vị bị đánh lừa bởi các nguồn phát tín hiệu giả mạo, gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong đảm bảo an toàn, an ninh định vị, đặc biệt trên không và trên biển. Do vậy, Hội thảo được tổ chức lần này là cơ hội để các nhà khoa học trong và ngoài nước trình bày những kết quả nghiên cứu cập nhật nhất, qua đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao độ tin cậy, và an toàn - an ninh thông tin trong định vị tại Việt Nam.

GS Mariano Aderle – Tùy viên Khoa học của Đại sứ quán Cộng hòa Ý

Hội thảo vinh dự có sự hiện diện của GS Mariano Aderle – Tùy viên Khoa học của Đại sứ quán Cộng hòa Ý, TS Phan Đức Hiếu – Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ, và Thông tin Địa lý, Bộ Tài nguyên và Môi trường, TS Doãn Hà Thắng – Chánh Văn phòng Ủy ban Vũ trụ Việt Nam, TS Trần Hữu Minh – Phó Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia… và các đại biểu khác đến từ các cơ quan QLNN, viện nghiên cứu, và trường đại học. PGS. Trần Văn Tớp – Phó Hiệu trưởng  thay mặt BTC và Trường ĐHBK Hà Nội khai mạc Hội thảo.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã lắng nghe các nhà khoa học, nhà quản lý trình bày 13 báo cáo như ông Đỗ Công Thủy – Tổng Cục Đường bộ Việt Nam với “Ứng dụng công nghệ GNSS trong quản lý giao thông tại Việt Nam”; TS Micaela Troglia Gamba – Viện Nghiên cứu ISMB với báo cáo về “Tổng quan về các phương pháp chống lại tấn công giả mạo tín hiệu”; hay như “Giới thiệu về Dự án triển khai mạng lưới các trạm GNSS hoạt động liên tục (CORS)” của ông Vũ Tiến Quang – Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin Địa lý Việt Nam, và “Một số kết quả nghiên cứu về tầng điện ly tại khu vực Việt Nam và lân cận” của TS. Lê Huy Minh – Viện Vật lý Địa cầu, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam…

Cũng trong Hội thảo, Trung tâm NAVIS đã trình bày các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực an toàn/an ninh định vị của Trung tâm trong khuôn khổ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước. Ngoài ra, Trung tâm cũng giới thiệu và trình diễn một số sản phẩm công nghệ cao do Trung tâm chế tạo và các định hướng công nghệ sẽ được phát triển trong thời gian tới, trong đó tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ định vị GNSS tại Việt Nam. 

Cẩm Lệ

 Tags: hust, navis
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây