Trung tâm tri thức của Nhà cái uy tín io về kinh tế tuần hoàn được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề môi trường, nhằm đạt được mục tiêu phục hồi kinh tế và đảm bảo tăng trưởng bền vững.
Nằm trong khuôn khổ của dự án “Trung tâm tri thức về Kinh tế tuần hoàn: Thúc đẩy Nghiên cứu đa ngành, nâng cao năng lực và khả năng lãnh đạo”, lễ ra mắt Trung tâm tri thức về Kinh tế tuần hoàn và hội thảo về Kinh tế tuần hoàn do Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường cùng các đối tác tổ chức trong hai ngày 2-3/12 tại Hà Nội.
Kinh tế tuần hoàn - Giải pháp thiết yếu cho vấn đề môi trường tại Việt Nam
Kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế áp dụng việc thu hồi, tái chế, tái sử dụng vật liệu/sản phẩm làm nguyên liệu thứ cấp trong các quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Kinh tế tuần hoàn chú trọng vào việc tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín, nhờ đó kéo dài tuổi thọ của nguyên vật liệu/sản phẩm và tránh tạo ra chất thải.
PGS. Huỳnh Đăng Chính, Phó Hiệu trưởng Nhà cái uy tín io , phát biểu tại Lễ ra mắt ngày 2/12/2020. Ảnh: CCPR-Kim Chi
Theo PGS. Huỳnh Đăng Chính, Phó Hiệu trưởng Nhà cái uy tín io , nhà trường xác định giải quyết các thách thức về môi trường để hướng tới phát triển bền vững là một trong những trọng tâm nghiên cứu của trường trong giai đoạn tới.
Phó Hiệu trưởng dẫn chứng số liệu từ Bộ Tài nguyên và môi trường năm 2018, Việt Nam chỉ xếp thứ 68 thế giới về diện tích, thứ 15 thế giới về dân số, nhưng đứng thứ 4 thế giới về rác thải nhựa. Theo ước tính, chỉ riêng ô nhiễm không khí đã khiến Việt Nam mất đi 5.64% GDP của năm 2019. Ông khẳng định, tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc phát triển kinh tế của đất nước.
Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á và tăng trưởng bền vững bị hạn chế bởi suy thoái môi trường, chất thải, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và lượng khí thải carbon cao. Trong bối cảnh đó, kinh tế tuần hoàn được coi là một giải pháp tiềm năng, bền vững cho những thách thức này.
Bà Hoàng Vân Anh, Giám đốc Chương trình Giáo dục - Hội đồng Anh, cho rằng đây là thời điểm thích hợp nhất để áp dụng nền kinh tế tuần hoàn, phù hợp với xu hướng trên thế giới, đặc biệt khi Việt Nam vẫn đang sử dụng mô hình kinh tế truyền thống, ưu tiên khai thác tài nguyên, sản xuất và tiêu dùng mà xem nhẹ việc xử lý lượng phế thải khổng lồ phát sinh. Để hướng tới một nền kinh tế bền vững, mô hình “kinh tế tuần hoàn” là cần thiết nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm lượng rác thải, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người.
Xoá bỏ thách thức thực hiện nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
Một trong những rào cản cho việc thực hiện Kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam là sự thiếu kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của lực lượng lao động về Kinh tế tuần hoàn, dẫn tới thiếu các chiến lược và hành động cần thiết để từng bước áp dụng mô hình kinh tế này vào Việt Nam.
Mục tiêu của dự án nhằm trang bị kỹ năng và kiến thức cần thiết cho các doanh nghiệp của Việt Nam, giúp họ nâng cao khả năng áp dụng và chuyển đổi mô hình kinh tế phù hợp. Kết quả của dự án được kỳ vọng sẽ đóng góp các sáng kiến và công cụ hữu ích cho chuỗi cung ứng của doanh nghiệp và cho các chiến lược của chính phủ nhằm đạt được mục tiêu phục hồi kinh tế và đảm bảo tăng trưởng bền vững.
Buổi hội thảo ngày 2/12/2020 thu hút nhiều người quan tâm về kinh tế tuần hoàn. Ảnh: CCPR-Kim Chi
Theo PGS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, trung tâm tri thức sẽ phát triển ba chương trình đào tạo song ngữ và một khoá học điện tử thông qua hội thảo và trung tâm hỗ trợ web trực tuyến, với các đối tượng là các nhà doanh nghiệp, nhà hoạch định chính sách, học viên sau đại học và các học giả.
Những sáng kiến và giải pháp sẽ tạo điều kiện cho các đối tượng của dự án, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiểu ý nghĩa của kinh tế tuần hoàn đối với họ, theo TS. Geoff Parkes, Phó trưởng Khoa Quốc tế, Đại học Aston (Anh).
Bà Hoàng Vân Anh cho biết, với hơn 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, chiếm hơn 60% lực lượng lao động, trung tâm tri thức này sẽ mang lại tác động lớn đến hệ thống nền kinh tế tuần hoàn quốc gia. Những kết quả đạt được của dự án và Trung tâm tri thức về Kinh tế tuần hoàn được kỳ vọng sẽ gián tiếp đóng góp các sáng kiến và các công cụ hữu ích cho chuỗi cung ứng của doanh nghiệp và cho các chiến lược của chính phủ (Kinh tế xanh, C thấp, Công nghiệp 4.0, Môi trường làm việc lành mạnh).
Dự án sẽ hỗ trợ phát triển kinh tế tuần hoàn một cách hệ thống nhất nhờ các nghiên cứu và số liệu đạt được, TS. Soumyadeb Chowdhury, Đại học Aston (Anh), khẳng định. “Thông qua dự án, chúng tôi mong muốn mọi người hiểu giá trị của số liệu và thông tin, từ đó trả lời được những câu hỏi cần thay đổi điều gì, tại sao cần thay đổi, và tầm ảnh hưởng của sự thay đổi trong tương lai.”
Dự án “Trung tâm tri thức về Kinh tế tuần hoàn: Thúc đẩy Nghiên cứu đa ngành, nâng cao năng lực và khả năng lãnh đạo” tài trợ bởi Quỹ Newton (Hội đồng Anh đại diện) là dự án hợp tác giữa Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội), Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh (Đại học Đà Nẵng) và Đại học Aston (Vương quốc Anh).
Tác giả: Phạm Thanh Huyền
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn