nhà cái tốt nhất,Nền tảng cá cược tốt nhất

Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Dệt may – Da giầy và Thời trang đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Thứ năm - 13/12/2018 14:14

Hiện nay nguồn nhân lực ngành dệt may vẫn còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Đây là thách thức rất lớn khi ngành dệt may Việt Nam đang trong xu thế vươn lên để cạnh tranh bằng năng suất, chất lượng, cũng như có thể đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0.

Vậy học như thế nào để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0? Cơ hội việc ra sao? Nhà trường và doanh nghiệp có những giải pháp gì để nâng cao chất lượng đào tạo? Tất cả những băn khoăn này đã được chính các doanh nghiệp và đơn vị đào tạo giải đáp căn kẽ tại Hội nghị sinh hoạt công dân – giới thiệu ngành nghề - trao học bổng được Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang, Trường ĐHBK Hà Nội tổ chức ngày 16/12/2018. Đây là hoạt động thường niên nhằm giúp sinh viên tìm hiểu quy chế của Viện, Trường và cung cấp thông tin hữu ích về việc lựa chọn ngành nghề, cơ hội việc làm sau khi ra trường. 

Cơ hội phát triển của ngành Dệt may – Da giầy và Thời trang

Việt Nam hiện là một các nước sản xuất Dệt May - Da giầy đứng thứ 5 thế giới. Hiện nay ngành có khoảng 8000 doanh nghiệp với trên 3 triệu lao động. Sản phẩm dệt may - da giầy của Việt Nam đã có mặt trên 80 nước ở khắp các châu lục. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nhật Bản... Trong những năm gần đây, ngành Dệt may - Da giầy Việt Nam đã không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của dệt may, da giầy đã đóng góp hơn 49 tỷ USD (bằng 22,9%) kim ngạch xuất khẩu cả nước; tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm dệt may, da giầy Việt Nam đã đạt hơn 50%, đóng góp tích cực vào chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng của Đảng và Chính phủ. Bên cạnh đó, ngành Dệt may - Da giầy nhiều năm nay đã đóng góp lớn vào an sinh xã hội, chuyển đổi lao động nông thôn sang lao động công nghiệp, giải quyết hơn 3 triệu việc làm cho người lao động.

PGS Phan Thanh Thảo - Viện trưởng Viện Dệt may - Da giầy và Thời trang phát biểu tại Hội nghị

Trong khi đó, Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP nay là CP TPP) và các Hiệp định FTA được ký kết mở ra cơ hội rất lớn cho ngành công nghiệp Dệt may - Da giầy khi Việt Nam là một trong các nước thành viên. Một trong những minh chứng điển hình là hơn 90% mặt hàng dệt may - da giầy xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ được điều chỉnh thuế suất về mức 0% so với mức trung bình trước đây là 17%.  

Nhằm mang đến những sản phẩm may mặc, giày dép “mang thương hiệu Việt” chất lượng cao và có giá trị để xuất khẩu ra thị trường quốc tế, ngành dệt may đòi hỏi đội ngũ kỹ sư giỏi chuyên môn và sáng tạo. Chất lượng nguồn nhân lực luôn được các doanh nghiệp xác định là một trong những điều kiện đầu tiên để đón nhận cơ hội và phát huy nội lực trong sản xuất và phát triển. Chính vì vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành này luôn dễ dàng tìm được việc làm khi ra trường.

PGS Phan Thanh Thảo và đại diện các doanh nghiệp trao học bổng cho sinh viên

Đánh giá về nhu cầu nhân lực của ngành diệt may, bà Đàm Thị Hải Linh – Phó trưởng Đại diện Tập đoàn New World Fashion cho biết: “Hiện nay, nhu cầu nhân lực của ngành Dệt may – Da giầy và Thời trang là rất lớn, đặc biệt là các vị trí thiết kế, làm dập mẫu, kiểm soát chất lượng vải, kỹ thuật may luôn thiếu nhân lực. Doanh nghiệp luôn mong muốn tuyển dụng những sinh viên được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành, chuyên sâu như sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội. Đó cũng là lý do mà ĐHBK Hà Nội là đơn vị đầu tiên chúng tôi lựa chọn để hợp tác. Dự kiến năm 2019, chúng tôi sẽ tổ chức các khóa thực tập tại Tập đoàn, giúp các em gắn chặt giữa lý thuyết và thực hành”. Bà Linh cũng không gần ngại tiết lộ, mức thu nhập khởi điểm của sinh viên tốt nghiệp ngành Dệt may – Da giầy và Thời trang từ 8-15 triệu/tháng tùy theo khả năng của các em.

Đào tạo nhân lực dệt may đáp ứng cách mạng công nghiệp 4.0

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực dệt may cho công nghiệp 4.0, công tác đào tạo nguồn nhân lực cần phải được thực hiện một cách có hệ thống tại các cơ sở đào tạo ngành này. Trường ĐHBK Hà Nội là trường đại học có truyền thống 62 năm đào tạo kỹ sư ngành Dệt may - Da giầy. Cho đến nay, đây là cơ sở duy nhất được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ngành Dệt may, đồng thời đào tạo trình độ đại học (cử nhân, kỹ sư) ngành Công nghệ Da giầy. Tại Trường, ngành Dệt may - Da giầy được thiết kế theo hướng công nghệ gắn liền thực tiễn, chương trình học bài bản, thống nhất giữa thiết kế dây chuyền, quy trình của dệt may, thiết kế các sản phẩm may mặc, da giầy và trang bị những kỹ năng làm việc chuyên nghiệp.

Đại diện các doanh nghiệp chia sẻ và giao lưu với sinh viên

PGS Phan Thanh Thảo – Viện trưởng Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang cho biết: “Để chương trình đào tạo theo sát nhu cầu thực tế của ngành và tăng cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên, trong những năm qua, Viện luôn xây dựng mối quan hệ hợp tác tích cực với các doanh nghiệp Dệt may - Da giầy, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học có uy tín trong nước và quốc tế”. 

Ngoài ra, Viện tổ chức các buổi giao lưu với các doanh nghiệp, tham quan, thực hành, thực tập tại các đơn vị sản xuất, sinh viên có cơ hội hiểu biết thêm về ngành nghề, sự phát triển của ngành và thực tế sản xuất, từ đó xác định được mục tiêu, động cơ và thái độ học tập đúng đắn để sau khi ra trường có đầy đủ kiến thức lý thuyết, thực tế và hội nhập quốc tế. 

Cùng với việc hỗ trợ trong công tác đào tạo, trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp Dệt may - Da giầy và các đối tác của Viện đã cấp học bổng cho sinh viên có thành tích học tập tốt và sinh viên nghèo vượt khó. Chính vì vậy, ngoài các nguồn học bổng của Trường, sinh viên theo học Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang còn có cơ hội nhận được học bổng từ các doanh nghiệp.  Năm nay, 86 sinh viên của Viện vinh dự được nhận học bổng hỗ trợ từ 17 doanh nghiệp với tổng giá trị 311,5 triệu đồng và 24,5 triệu đồng hỗ trợ cho các hoạt động sinh viên, 25 phần quà tặng cho sinh viên và cán bộ của Viện. Học bổng này là phần thưởng khích lệ các em sinh viên trong toàn Viện cố gắng hơn nữa trong học tập và rèn luyện; đồng thời cũng cho thấy sự quan tâm và nhu cầu tuyển dụng các doanh nghiệp trong ngành.

Rất nhiều câu hỏi về nhu cầu tuyển dụng, cơ hội việc làm, mức thu nhập... được sinh viên Bách khoa đặt ra khi giao lưu với các doanh nghiệp

Thay mặt cho 86 sinh viên được nhận học bổng, sinh viên Nguyễn Thị Thúy – lớp Vật liệu và Công nghệ hóa dệt K59 cảm ơn đối với các doanh nghiệp, thầy cô của Viện đã giúp đỡ, hỗ trợ trong học tập. Thúy chia sẻ: “Hội nghị sinh hoạt công dân, giao lưu với doanh nghiệp là cơ hội vô cùng quý giá, chúng em được nghe những chia sẻ, thông tin hữu ích từ doanh nghiệp để từ đó tự đánh giá bản thân trước những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao từ nhà tuyển dụng”. 

Trong khuôn khổ Hội nghị, TS Lê Đình Nam – Phó Trưởng phòng Tuyển sinh đã giới thiệu mô hình đào tạo tích hợp Cử nhân – Thạc sĩ của Trường ĐHBK Hà Nội. Mô hình này giúp sinh viên đang theo học chương trình đào tạo đại học có thể học tích lũy một số học phần trong chương trình đào tạo thạc sĩ ngành tương ứng nhằm rút ngắn tổng thời gian học tập khi sinh viên có nguyện vọng tiếp tục học bậc thạc sĩ. 


Vũ Thơm
Ảnh: Duy Thành

 

Tác giả: Nguyễn Kim Chi

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây