nhà cái tốt nhất,Nền tảng cá cược tốt nhất

Tập huấn giới thiệu bộ tiêu chuẩn AUN-QA 3.0 và cách viết báo cáo tự đánh giá các chương trình đào tạo

Thứ ba - 06/09/2016 16:38

Giới thiệu về Kkiểm định chất lượng chương trình đào tạo (CTĐT) và hướng dẫn cách viết tự đánh giá các CTĐT theo tiêu chuẩn AUN-QA 3.0 là hai nội dung chính được Trung tâm Đảm bảo chất lượng (ĐBCL), Trường ĐHBK Hà Nội đề cập đến trong buổi tập huấn đánh giá CTĐT theo chuẩn AUN-QA, được tổ chức tại Phòng 902. Thư viện Tạ Quang Bửu, ngày 07/09/2016.

Chuẩn kiểm định chất lượng (KĐCL) AUN-QA đang là cái đích mà nhiều trường ĐH tại Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á hướng tới, không chỉ nhằm khẳng định chất lượng đào tạo mà còn dần tiến tới là việc xây dựng chất lượng của một trường ĐH hội nhập quốc tế. Quá trình đánh giá chất lượng theo chuẩn AUN-QA thường trải qua ba giai đoạn chính: tìm hiểu bộ tiêu chuẩn, viết báo cáo tự đánh giá và đánh giá ngoài. Trong đó, tự đánh giá là công cụ quan trọng trong quá trình ĐBCL nhằm chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế tồn tại, và là khởi đầu tốt cho việc xây dựng các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển và xây dựng hệ thống ĐBCL bên trong.

Tại buổi tập huấn, PGS Trần Văn Tớp nhấn mạnh: “Tự đánh giá CTĐT là một quá trình liên tục, đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và phải có sự tham gia, phối hợp của các cá nhân trong toàn đơn vị thực hiện CTĐT. Vì vậy, các đơn vị cần tập trung cố gắng hoàn thiện các báo cáo tự đánh giá, đảm bảo tiến độ, thực hiện mục tiêu đề ra; đồng thời Ban gGiám hiệu Trướng Trường ĐHBK Hà Nội đã giao trách nhiệm cho Trung tâm ĐBCL là đầu mối tư vấn, hỗ trợ các đơn vị trong công tác kiểm định chất lượngKĐCL đạt hiệu quả”.


PGS Trần Văn Tớp phát biểu tại buổi tập huấn

Dựa trên bộ tiêu chuẩn mới nhất AUN-QA 3.0, TS Lê Huy Tùng – Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng đã hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị tự đánh giá CTĐT gồm 11 tiêu chuẩn: (1/) Chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT,; (2)/ Bản mô tả CTĐT,; (3)/ Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học,; (4)/ Phương pháp tiếp cận trong dạy và học,; (5)/ Đánh giá người học,; (6)/ Chất lượng đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên,; (7)/ Chất lượng đội ngũ nhân viên;, (8)/ Người học và hoạt động hỗ trợ người học;, (9)/ Cơ sở vật chất và trang thiết bị,; (10)/ Nâng cao chất lượng;, (11)/ Kết quả đầu ra. Trong đó, TS Tùng nhấn mạnh tới các yêu cầu của việc tự đánh giá như tập trung thực hiện mô tả, làm rõ thực trạng của CTĐT; phân tích, giải thích so sánh đối chiếu và đưa ra nhận định, chỉ ra những điểm mạnh, tồn tại và biện pháp khắc phục; lập kế hoạch hành động để cải tiến, nâng cao chất lượng CTĐT. Để làm được điều đó các đơn vị cần chú ý lập kế hoạch tự đánh giá, phân tích tiêu chí, thu thập thông tin và minh chứng.  

Tại Hội thảoTrong buổi tập huấn, các đại biểu đã trao đổi những khó khăn trong việc viết báo cáo tự đánh giá và được đại diện Trung tâm ĐBCL hướng dẫn cụ thể. Buổi tập huấn đã đem đến cho các cán bộ nhiều thông tin hữu ích, nhằm nhìn lại và cải thiện những mặt hạn chế còn tồn tại để nâng cao chất lượng CTĐT trong thời gian tới.

Theo kế hoạch từ nay đến năm 2020, Trường ĐHBK Hà Nội sẽ tiến hành tự đánh giá toàn bộ CTĐT Kkỹ sư theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA mới nhất được ban hành gồm 11 tiêu chuẩn. Trước mắt, Trường ĐHBK Hà Nội đưa vào kế hoạch đánh giá 06 Chương trình của Viện Kỹ thuật hóa học, Viện ĐT-VT, Viện KH&KT Vật liệu, Viện Cơ khí, Viện CNTT&TT năm học 2016-2017.

Tin và ảnh: Hoàng Anh

Tác giả: TT TT & QHCC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây