Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đã tạo nên sự thay đổi đối với ngành công nghiệp tương lai và nhu cầu nhân lực trong các ngành nghề. Trong bối cảnh đó, giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết bài toán nhu cầu nhân lực trình độ cao và trau dồi các kỹ năng chuyên môn. Do vậy, xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa ba bên Chính phủ - Trường đại học – Doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược chính sách, liên kết giáo dục đáp ứng yêu cầu mới của thị trường lao động đang là một vấn đề cấp thiết hiện nay.
Chủ đề này đã được các học giả trao đổi và thảo luận tại Hội thảo quốc tế “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tác động đối với giáo dục đại học” do Trường Đại học Nhà cái uy tín io và Văn phòng Kinh tế Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội đã phối hợp tổ chức ngày 07/08/2018. Đây là một trong những hội thảo khoa học ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay vẫn chưa có nhiều các nghiên cứu hay hội thảo khoa học thảo luận về giáo dục đại học ứng biến với cuộc CMCN 4.0 được tổ chức tại Việt Nam.
Ông H.E Richarch R.C Shih - đại diện Văn phòng Kinh tế Văn hóa
Đài Loan phát biểu khai mạc tại Hội thảo
Hội thảo có sự hiện diện của TS Lã Hoàng Trung - Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử Quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Thạch Thụy Kỳ - Trưởng đại diện Văn phòng Kinh tế Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội; GS Đinh Văn Phong, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHBK Hà Nội; GS Trần Thọ Đạt Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân; Ông Bùi Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở LĐ TB&XH tỉnh Hải Dương cùng nhiều nhà khoa học, nghiên cứu viên, đại diện doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
TS. Lã Hoàng Trung cho hay cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, tạo nên sự thay đổi nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong công nghệ cao như CNTT, vật lý, công nghệ sinh học... Nhận thấy tầm quan trọng của những tác động này, Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã ra chỉ thị số 16 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0. TS Lã Hoàng Trung hi vọng Hội thảo với sự hợp tác giữa Trường ĐHBK Hà Nội là trường đại học đào tạo và nghiên cứu hàng đầu tại Việt Nam và phía Đài Loan – một quốc gia có nhiều thành tựu nổi bật về CNTT và sản xuất thiết bị phần mềm, sẽ mang đến ý tưởng mới về chiến lược chính sách giáo dục đào tạo, cũng như lộ trình triển khai CMCN 4.0 tại Việt Nam.
Hội thảo lần này tập trung vào ba nhóm chủ đề chính: Giáo dục phải làm gì để ứng phó với cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Cơ hội và thách thức đối với các tổ chức giáo dục; Liên kết giữa các tổ chức giáo dục và phía sử dụng lao động trong CMCN 4.0 dưới góc nhìn của phía sử dụng lao động.
GS Đinh Văn Phong phát biểu tại Hội thảo
Các tham luận được trình bày tại Hội thảo đã tập trung vào một số vấn đề chính như: xây dựng các chiến lược, chính sách trong giáo dục; chuyển đổi công nghiệp số và những tác động của CMCN 40 tới giáo dục đại học, đề xuất xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa chính phủ, các trường đại học và doanh nghiệp...
GS Đinh Văn Phong tin tưởng các chương trình chuyên sâu tại Hội thảo cùng với sự tham gia của các nhà quản lý, hoạch định chiến lược trong lĩnh vực giáo dục và công nghiệp tại Đài Loan và Việt Nam sẽ khuyến khích các học giả tham dự trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, đề xuất những giải pháp nhằm ứng biến với những đòi hỏi và tác động của cuộc CMCN 4.0; từ đó tìm kiếm mối quan tâm chung trong khởi động các ý tưởng hợp tác giữa hai bên trong tương lai./
Hoàng Anh
Ảnh: Kim Chi
Tác giả: TT TT & QHCC
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn